Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp đem lại hàm răng thẳng đều và chuẩn khớp cắn. Để quy trình niềng răng diễn ra hiệu quả thì cần thực hiện theo các giai đoạn niềng răng cụ thể. Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp rõ hơn về thời gian niềng răng, các giai đoạn niềng và những lưu ý cần thiết sau khi niềng răng.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là một kỹ thuật phức tạp và cần nhiều thời gian để hoàn thành. Các giai đoạn niềng răng đều có những thay đổi khác nhau trong hàm răng. Niềng răng cần có sự tác động của lực lên răng nhằm dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thông qua quá trình này, hàm răng lệch lạc, răng hô, răng vẩu, răng móm, răng thưa,…đều có thể khắc phục được.
Quá trình niềng răng mất bao lâu?
Thông thường, bạn sẽ mất từ 12 – 36 tháng để hoàn thành một ca niềng răng. Các giai đoạn niềng răng tốn rất nhiều thời gian, bởi vậy đòi hỏi bạn cần phải có sự nhẫn nại và kiên trì nếu muốn sở hữu hàm răng thẳng, đều. Việc răng thay đổi trong quá trình niềng sẽ diễn ra từng chút một nên bạn khó có thể nhìn rõ răng thay đổi như nào cho đến khi quá trình này kết thúc.
Các giai đoạn niềng răng chỉnh nha
1. Giai đoạn khám và lên phác đồ điều trị
Trước khi gắn mắc cài, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tổng quát và đánh giá tình trạng răng cũng như xương hàm của bạn. Dựa trên dữ liệu thu được từ công nghệ số 3D, bác sĩ sẽ dựng lên phác đồ điều trị tối ưu nhất dành cho bạn.
Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn bệnh nhân nên lựa chọn các loại mắc cài niềng răng nào để đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất dựa trên mức độ sai lệch của răng cũng như khả năng tài chính. Bạn cần chọn cho mình một nha khoa đủ tốt, có uy tín lâu năm và khẳng định được chất lượng để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm trong và sau quá trình điều trị.
2. Giai đoạn niềng răng sau 3 tháng
Đây là một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng cho quá trình chỉnh nha mà bạn cần lưu ý. Trong 3 tháng đầu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có nên nhổ răng, cắt kẽ hoặc nong hàm hay không. Sự thay đổi của răng được thấy rõ rệt trong trường hợp bệnh nhân có răng khấp khểnh.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, răng vẫn chưa thể đều đặn như ý muốn, nhưng nếu nhận thấy được sự thay đổi này thì hiệu quả chỉnh nha đạt được rất tốt và giúp răng dịch chuyển đúng hướng.
3. Giai đoạn sau 6 tháng
Hàm răng ở giai đoạn này vẫn tiếp tục dịch chuyển, nhưng tốc độ thay đổi sẽ diễn ra chậm hơn so với 3 tháng đầu tiên. Niềng răng 6 tháng này, tuy răng xếp đều nhưng vẫn có thể đối mặt với một số trường hợp sau: Răng cửa có xu hướng chìa ra ngoài, răng còn thưa,… Tuy nhiên, bạn không nên quá hoang mang vì bác sĩ có tay nghề giỏi sẽ kiểm soát tốt được tình trạng này.
Do đó, trước khi tiến hành bất kỳ giai đoạn nào, điều đầu tiên là bạn cần tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình niềng răng không bị sai lệch.
4. Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn sau 9 tháng
Đến giai đoạn này thì quy trình niềng răng đã hoàn thành được một nửa, đây là lúc bạn cảm thấy sự ổn định ở hàm răng đã định hình. Điều này thể hiện ở việc cung xương hàm được mở rộng, khớp cắn cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.
5. Giai đoạn sau 15 tháng
Hàm răng sau khi được định hình vẫn tiếp tục có những bước dịch chuyển cuối cùng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh một số sai lệch nhỏ (nếu có) để đạt độ thẩm mỹ cao nhất.
6. Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn kết thúc
Thời điểm kết thúc niềng răng ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào mức độ sai lệch cũng như đặc điểm răng của từng người. Nếu bác sĩ nhận thấy hàm răng đã ổn định thì bạn sẽ được tháo mắc cài và các khí cụ khác ở răng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì và dĩ nhiên thời gian đeo cũng sẽ khác nhau ở từng người.
Đồng thời, bác sĩ sẽ dặn dò bạn về chế độ ăn uống, vệ sinh miệng, do đó bạn cần ghi nhớ để đảm bảo tính hiệu quả sau khi quá trình niềng răng kết thúc.
Những lưu ý sau khi kết thúc quá trình niềng răng
Niềng răng là một quá trình đòi hỏi thời gian dài và cần thực hiện theo đúng các giai đoạn niềng răng, vì vậy sự kiên trì và nhẫn nại của bạn là điều hết sức cần thiết. Cả trong và sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn nên ăn đồ ăn mềm và vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Đồng thời, thường xuyên đến phòng khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi quá trình định hình răng đang diễn ra như nào. Trong suốt quá trình niềng răng, nếu gặp bất kỳ sự cố gì hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời, tránh làm chậm trễ thời gian chỉnh nha.