Răng Bọc Sứ Bị Đau: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng mang lại hiệu quả bền lâu và có tính thẩm mỹ tự nhiên được đông đảo khách hàng ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện cẩn thận, có thể làm răng bọc sứ bị đau nhức, ê buốt. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Bọc răng sứ bị đau thì phải làm sao, nguyên nhân là gì
Bọc răng sứ bị đau thì phải làm sao, nguyên nhân là gì

Nguyên nhân dẫn đến răng bọc sứ bị đau nhức

Sau quá trình bọc sứ, người bệnh có dấu hiệu đau nhức và ê buốt răng dẫn đến khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi bọc sứ thì đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu kéo dài quá lâu, bạn nên đến gặp nha sĩ để được xử lý kịp thời. Dưới đây là vài nguyên nhân có thể làm răng sứ của bạn đau nhức trong thời gian dài như vậy:

  • Sức khỏe của răng yếu: Nhiều người có răng yếu, cơ địa dễ bị nhạy cảm thì quá trình mài răng bọc sứ có thể dẫn đến biểu hiện đau nhức kéo dài trong vài tuần sau đó. Tuy nhiên, răng có thể cảm nhận dần và giảm ê buốt vào khoảng thời gian sau.
  • Viêm tủy răng chưa được điều trị dứt điểm: Một số trường hợp gặp tình trạng viêm tủy răng nhưng không được phát hiện sớm trước khi bọc sứ có thể dẫn đến tình trạng răng bọc sứ bị viêm tuỷ, hoại tử hoặc gây sưng đau kéo dài, nghiêm trọng hơn là phải nhổ bỏ răng.
  • Nướu chưa thích nghi kịp thời: Trong quy trình bọc sứ, bác sĩ tiến hành lắp mão sứ, phần nướu trở nên nhạy cảm và có thể gây ra tình trạng đau nhức. Người bệnh phải mất một khoảng thời gian về sau thì nướu mới có thể thích ứng được và trở lại như bình thường.
  • Bác sĩ mài quá nhiều men răng: Nếu bác sĩ mài men răng sai tỷ lệ đã quy định hoặc quá trình thực hiện sai kỹ thuật sẽ dẫn đến lộ ngà răng. Bên cạnh đó, răng sẽ không khít với nướu và thức ăn bị bám vào gây ra viêm, dẫn đến răng sứ đau nhức kéo dài.
  • Bị lệch khớp cắn: Những thao tác nắn chỉnh khớp cắn của bác sĩ không chuẩn xác có thể làm răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với những răng trên cung hàm. Từ đó, khiến quá trình ăn uống gặp khó khăn, gây đau khớp thái dương hàm.
  • Những bệnh lý về răng miệng: Phát hiện các tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu,… khá quan trọng để ngăn chặn các vấn đề đau nhức, ê buốt khi bọc sứ. Trường hợp răng bị sâu mà không điều trị hết phần sâu trước khi bọc sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây đau nhức và ê buốt kéo dài.
  • Thói quen xấu: Người bệnh duy trì hành động nghiến răng dễ dẫn đến sự tác động mạnh lên răng sứ và làm răng chịu một lực lớn. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và khá đau nhức vào mỗi lần nghiến răng.
  • Vật liệu làm răng sứ không đảm bảo: Thực hiện với những vật liệu kém, nguồn gốc không rõ ràng sẽ không đảm bảo về chất lượng quá trình bọc sứ. Từ đó ảnh hưởng đến cùi răng thật khi dùng những thực phẩm nóng, lạnh.
  • Quá trình ăn uống không phù hợp: Người bệnh ăn đồ ăn quá cứng, dai,… sau thời gian bọc sứ dễ làm răng đau nhức. Ngoài ra, răng miệng không được vệ sinh cẩn thận cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển, gây ra đau buốt răng.

Cách khắc phục răng bọc sứ bị đau

Khi gặp các biểu hiện đau nhức sau khi bọc sứ, mọi người có thể xoa dịu bằng các phương pháp tại nhà. Nếu tình trạng kéo dài quá lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm.

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh nên tham khảo các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,… sẽ giúp tình trạng đau nhức giảm đi kịp thời. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng với sự chỉ định của bác sĩ, không nên dùng quá liều lượng.
  • Súc miệng nước muối: Nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ những vi khuẩn, chất nhầy bám quanh phần răng sứ. Ngoài ra, bạn có thể tự pha muối với nước ấm để dùng vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
  • Chườm đá lạnh: Thực hiện cho đá vào khăn mềm, sau đó chườm lên vị trí gần răng sứ bị đau.
  • Nên dùng hàm bảo vệ: Với những người có tật nghiến răng, bạn nên chuẩn bị một hàm bảo vệ răng để tránh hiện tượng những răng còn lại va chạm vào răng sứ.
  • Đến bác sĩ điều trị trực tiếp: Nếu xác định hiện tượng đau, ê buốt do sai lệch khớp cắn thì nên đến nha khoa để được xử lý. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ để điều chỉnh lại. Khi gặp các bệnh lý về răng thì nên điều trị trước khi lắp lại răng sứ.
  • Vệ sinh và ăn uống phù hợp: Sau khi bọc sứ thành công, bác sĩ dặn dò người bệnh cách vệ sinh cũng như ăn uống phù hợp tại nhà để ngăn chặn tình trạng đau nhức xảy ra.

3 lưu ý khi chăm sóc răng sau quá trình bọc sứ tại trung tâm

Để sở hữu hàm răng sứ chắc khỏe, trắng sáng và không xảy ra hiện tượng đau nhức, ê buốt sau điều trị, người bệnh nên lưu ý 3 vấn đề sau trong quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà.

Quá trình ăn uống

Thực tế cho thấy rằng, thực đơn ăn uống hàng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là tình trạng đau nhức và ê buốt. Vậy nên, người bệnh lưu ý sau khi bọc sứ, hãy lựa chọn cho mình phương pháp ăn uống phù hợp nhất.

Mọi người nên sử dụng một số loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm mềm, giàu vitamin như các loại rau củ quả bởi chúng có khả năng làm sạch răng rất tốt.
  • Hạn chế những thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, bởi nhiệt độ có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng.

Cách chăm sóc răng miệng

Quá trình chăm sóc răng miệng không chỉ là việc làm cần thiết cho những người bọc răng sứ mà ngay cả với răng thật. Thời gian răng sứ tiếp xúc với thực phẩm càng lâu thì răng bị mài mòn càng nhiều. Bởi vậy, để có thể kiểm soát được lượng thức ăn bám trên răng, mọi người nên đánh răng sau thời gian ăn 30 phút, đặc biệt không nên thực hiện ngay sau khi ăn vì sẽ làm men răng bị mài mòn nhanh hơn.

Người bệnh chải răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và sử dụng dòng kem đánh răng phù hợp. Ngoài ra, khi đánh răng nên dùng tay để xoa phần nướu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và tốt cho sức khỏe răng sứ. Đồng thời, nên dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ phần thức ăn nằm sâu trong các kẽ răng và chân răng.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Đây là một trong những cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ để sức khỏe và tính thẩm mỹ của răng được tốt nhất. Mọi người nên tái khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần, bác sĩ thực hiện kiểm tra mức độ tương thích và sức khỏe của răng sứ. Nếu trong quá trình sử dụng có bất cứ vấn đề nào, hãy đến nha khoa để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Nha khoa Trần Gia Smile – Địa chỉ bọc răng sứ không đau, không ê buốt

Sở hữu hệ thống máy móc chuyên nghiệp, không gian phòng khám đạt tiêu chuẩn cùng với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong nghề, Nha khoa Trần Gia Smile đã trở thành sự lựa chọn của hơn hàng trăm khách hàng. Nhận được lòng tin yêu của đông đảo quý khách hàng bởi nha khoa mang nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Các bác sĩ tại Nha khoa Trần Gia Smile làm việc rất chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản tại các trường Y Dược có tiếng trong nước. Đặc biệt, quy tụ nhiều bác sĩ là người nước ngoài tay nghề khá giỏi, đã trải qua nhiều ca bệnh khó về bọc răng sứ, dán răng sứ.
  • Nhân viên nha khoa tận tâm, chu đáo trong quá trình chăm sóc khách hàng, hỗ trợ mọi người từ những vấn đề nhỏ nhất.
  • Nha khoa đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật bọc răng sứ không đau, hạn chế việc mài mòn răng và quá trình thực hiện nhanh chóng.
  • Phòng khám rộng rãi, chuyên nghiệp và hiện đại hàng đầu cả nước. Các thiết bị như máy chụp phim X-quang, khí cụ,… được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến nên chất lượng khá đảm bảo.
  • Hệ thống vô trùng, khử khuẩn được đảm bảo liên tục nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm chéo giữa các khách hàng.
  • Chi phí thăm khám được nhân viên công khai minh bạch, rõ ràng và hoàn toàn không phát sinh bất kỳ khoản phí nào trong quá trình điều trị.
  • Cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng kèm theo các chế độ bảo hành với từng dịch vụ. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trả góp cho nhiều dịch vụ có chi phí lớn nhằm tạo điều kiện cho những khách hàng chưa đủ về nguồn lực tài chính cũng có thể thực hiện.

Chắc hẳn thông qua những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục răng bọc sứ bị đau. Từ đó, muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng và chắc khỏe, hãy lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi để tránh tình trạng tiền mất tật mang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *