Các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em cần phải sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời để tránh các ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của trẻ. Trong bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. Từ đó phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết bệnh và đưa trẻ đi khám chữa nhanh chóng để phòng ngừa tối đa các tác hại không mong muốn.

I. Các bệnh về lưỡi ở trẻ em

1. Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Viêm lưỡi bản đồ rất hay gặp phải ở trẻ em, được đánh giá là một dạng viêm nhiễm khá lành tính.

Có thể nhận biết được bệnh thông qua các dấu hiệu như:

  • Quan sát trên bề mặt lưỡi sẽ thấy có những viền màu trắng, bên trong có màu đỏ sậm hơn và làm mất đi phần gai lưỡi.
  • Những vết loét sẽ lan rộng ra và tạo thành những đường có dạng ngoằn ngoèo khá giống hình bản đồ, tồn tại trong một thời gian dài.
  • Lưỡi của trẻ có phản ứng khó chịu khi tiếp xúc với các món cay, nóng.

Viêm lưỡi bản đồ có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi tại chỗ. Phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và được chỉ định sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến

2. Viêm lưỡi bệnh lý

Viêm lưỡi bệnh lý có thể do nhiều tác nhân gây nên như: nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin PP), thiếu sắt, thiếu máu ác tính,…

Một số bệnh ngoài da phát triển toàn thân như: lichen phẳng, giang mai, áp tơ, ung thư,… cũng là yếu tố dẫn đến viêm lưỡi bệnh lý.

Trẻ bị viêm lưỡi bệnh lý sẽ có dấu hiệu đặc trưng như: lưỡi sưng đỏ, xuất hiện các nốt mụn li ti trên bề mặt lưỡi, nứt kẽ lưỡi, lưỡi có nhiều vết loét, lưỡi có màu sắc bất thường, ăn uống khó khăn,…

Có các dạng viêm lưỡi cơ bản đó là:

  • Viêm lưỡi cấp tính: Tình trạng bệnh xảy ra đột ngột nhất là khi trẻ gặp phải các tác nhân dị ứng và thường gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
  • Viêm lưỡi mãn tính: Các triệu chứng của bệnh thường tái phát nhiều lần và cũng có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác khiến cho trẻ vô cùng mệt mỏi, khó chịu.
  • Viêm lưỡi teo: Bệnh thường xảy ra khi bị mất quá nhiều nhú lưỡi, quan sát sẽ thấy màu lưỡi, kết cấu lưỡi có sự thay đổi rõ rệt. Phần lớn trẻ mắc bệnh này bề mặt lưỡi sẽ khá nhẵn bóng.

Khi trẻ bị viêm lưỡi bệnh lý cần phải được thăm khám và điều trị đúng cách tại những bệnh viện chuyên khoa uy tín.

Các bác sĩ sẽ dựa trên từng tình trạng bệnh và chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, bổ sung vitamin phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

3. Viêm lưỡi di trú

Viêm lưỡi di trú thường không có các triệu chứng bệnh cụ thể nên khá khó nhận biết sớm.

Quan sát kỹ trên bề mặt lưỡi của trẻ có thể thấy xuất hiện một số vùng dạng teo hơi đỏ, viền xung quanh có màu vàng và hay xuất hiện ở mặt lưng của lưỡi. Bên cạnh đó bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác ở lưỡi tùy từng tình trạng.

Các tổn thương ở lưỡi thường xuyên thay đổi về hình dạng, vị trí. Trẻ gặp nhiều khó chịu khi ăn uống các món có vị cay, mặn, nhiều axit.

Viêm lưỡi di trú có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu. Phụ huynh nên chú ý cho trẻ vệ sinh răng nướu sạch sẽ mỗi ngày, súc miệng thêm với nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.

4. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Nấm lưỡi ở trẻ (tưa lưỡi, tưa miệng) chủ yếu do nấm men Candida Albicans gây nên. Trong điều kiện miễn dịch cơ thể tốt loại nấm này sẽ tồn tại một cách lành tính trong khoang miệng và không gây ảnh hưởng nguy hại gì.

Tuy nhiên nếu miễn dịch cơ thể kém, không đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách, mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể,… nấm Candida sẽ sinh trưởng mạnh và gây bệnh nấm ở lưỡi.

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết nhanh được bệnh nấm lưỡi ở trẻ đó là:

  • Bề mặt lưỡi, nướu, má trong, môi hoặc họng xuất hiện các mảng nhỏ có màu trắng hoặc vàng nhạt, dễ bị chảy máu khi xảy ra cọ xát.
  • Trẻ thường xuyên bị khô miệng, vùng da xung quanh môi, khóe miệng nứt nẻ, nóng miệng, khó nuốt, giảm vị giác.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều, hơi thở có mùi hôi, khàn giọng, hay nôn trớ.
  • Khi xảy ra nhiễm trùng còn khiến cho trẻ bị nóng sốt.

Để điều trị nấm lưỡi ở trẻ có thể dùng một số loại thuốc uống, thuốc bôi giúp ức chế sự sinh trưởng của nấm men gây bệnh, làm lành các tổn thương nhanh chóng hơn.

Cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ
Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ

5. Bạch sản

Bệnh bạch sản thường có khuynh hướng ác tính hóa nên không được chủ quan trong việc khám chữa.

Khi nhiễm bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều mảng màu trắng xung quanh lưỡi và sàn miệng. Kích thước và vị trí xuất hiện của các mảng này không đều nhau.

Để điều trị bệnh bạch sản hiệu quả còn dựa theo từng tình trạng cụ thể của bệnh. Đối với viêm nhiễm lành tính chỉ cần chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận, ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất là có thể dần hồi phục mà không cần điều trị gì nhiều.

Trường hợp viêm nhiễm ác tính sau khi thực hiện các biện pháp thăm khám kết hợp sinh thiết cho thấy dương tính với ung thư. Lúc này cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các vết loét có nguy cơ khiến ung thư phát triển.

6. Loét lưỡi Apthae

Biểu hiện rõ rệt của loét lưỡi Apthae đó là xuất hiện các vết loét xung quanh bụng lưỡi, chóp lưỡi làm trẻ vô cùng đau rát, khó chịu. Bệnh còn khiến cho trẻ không thể ăn uống cũng như nói chuyện được như bình thường.

Khi trẻ mắc bệnh này cần phải được điều trị theo toa thuốc của bác sĩ, có thể dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi. Đồng thời thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm xác định có bị thiếu máu hay không để có các giải pháp điều trị bổ sung phù hợp và đem lại kết quả tốt nhất.

Loét lưỡi Apthae thường gây cảm giác đau rát vô cùng khó chịu
Loét lưỡi Apthae thường gây cảm giác đau rát vô cùng khó chịu

7. Bệnh lưỡi trắng

Trẻ bị bệnh lưỡi trắng rất dễ nhận biết khi quan sát sẽ thấy toàn bộ bề mặt lưỡi dần chuyển thành mảng màu trắng, viêm nhiễm, khoang miệng có mùi hôi, khô rát miệng.

Để khắc phục tình trạng bệnh này không quá phức tạp phụ huynh chỉ cần chú ý vệ sinh răng nướu, lưỡi cho trẻ sạch sẽ đúng cách mỗi ngày. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước lọc và các nước ép hoa quả giàu chất xơ để làm sạch khoang miệng tốt hơn.

8. Bệnh ung thư lưỡi

Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em. Khi thấy các vết viêm loét xuất hiện trên lưỡi lâu ngày không khỏi cần phải làm xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, ung thư lưỡi có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu khác như:

  • Đau khi nuốt, đau hàm, đau họng.
  • Cứng lưỡi, cứng hàm.
  • Ăn uống kém, khó có thể ăn nhai được thoải mái như bình thường.
  • Lưỡi thường xuyên bị chảy máu không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện các khối u bất thường di chuyển trên lưỡi và không có dấu hiệu khỏi bệnh.

II. Cách phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ em

Để phòng ngừa và hạn chế khả năng các bệnh về lưỡi ở trẻ tái phát nhiều lần, phụ huynh nên thực hiện chế độ chăm sóc khoa học cho trẻ như sau:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh răng nướu cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Khi trẻ còn nhỏ chưa tự vệ sinh răng miệng được hãy dùng gạc mềm lau sạch xung quanh nướu, lưỡi của trẻ đều đặn 2 – 3 lần/ngày để tránh tích tụ mảng bám, vi khuẩn có hại.
  • Trẻ khi đã mọc răng hãy chọn các bàn chải có đầu lông mềm, kem đánh răng phù hợp với độ tuổi và hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách vào các buổi sáng, tối, sau khi ăn.
  • Không quên cho trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối sinh lý để diệt khuẩn trong khoang miệng tối ưu, ngừa hôi miệng và các bệnh lý ở răng hữu hiệu.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ
  • Chú ý vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ ăn uống, bình sữa, ti giả, đồ chơi của trẻ. Không cho trẻ dùng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân với bất kỳ ai để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Các món ngọt nhiều đường, thực phẩm có tính axit cao rất dễ gây bệnh lý răng miệng, gia tăng sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm men có hại nên cần hạn chế cho trẻ dùng nhiều.
  • Nhắc nhở trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, tầm soát tốt các vấn đề bệnh lý (nếu có).
Khám răng định kỳ cho trẻ giúp tầm soát tốt bệnh lý
Khám răng định kỳ cho trẻ giúp tầm soát tốt bệnh lý

Trên đây là thông tin liên quan đến các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. Mọi thắc mắc hãy liên hệ Hotline: 0989.75.95.95  để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *