1. Tìm hiểu về răng số 7
Mỗi người sở hữu tổng cộng 4 chiếc răng hàm số 7, bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Trong đó răng số 7 hàm trên tương ứng với răng hàm dưới theo đối xứng.
Răng số 7 chỉ mọc một lần duy nhất trong cuộc đời, không trải qua quá trình thay răng sữa như các răng khác. Thông thường, răng hàm số 7 ở hàm dưới có 2 chân răng, trong khi răng hàm số 7 ở hàm trên thì có 3 chân.
Răng số 7 đóng góp vào quá trình nhai và nghiền thức ăn cùng với răng số 6 để đảm bảo hiệu quả trong tiêu hóa. Răng số 7 được đánh giá cao về khả năng nghiền nát thức ăn.
Do kích thước lớn và cấu trúc phức tạp, răng số 7 có nguy cơ bám thức ăn cao hơn nhưng lại ở vị trí khó vệ sinh hơn so với các răng khác. Do đó, nguy cơ tổn thương cũng tăng lên.
2. Những nguy cơ khi mất răng số 7 hàm dưới
Việc mất răng số 7 hàm dưới có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do răng số 7 chỉ mọc một lần, có cấu trúc phức tạp và khó vệ sinh nên việc duy trì chăm sóc là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp bị tổn thương nặng, bác sĩ có thể quyết định nhổ răng số 7. Các tình trạng va đập, tai nạn cũng có thể dẫn đến mất răng số 7.
Mất răng số 7 hàm dưới có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể:
-
Ảnh hưởng đến lực nhai của cả hàm răng, làm cho việc nghiền nát thức ăn không hiệu quả. Điều này làm hệ tiêu hoá hoạt động kém và dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa.
-
Tụt lợi và thậm chí là tiêu xương hàm.
-
Thay đổi hình dạng khuôn mặt, tạo ra tình trạng hóp má. Dẫn đến chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn, làm Quý khách trông già hơn so với tuổi.
-
Tạo nên những khoảng trống làm răng bên cạnh bắt đầu nghiêng, ảnh hưởng đến toàn bộ hàm và thẩm mỹ.
-
Mất sự hỗ trợ cho răng số 7 đối xứng ở hàm trên. Làm tăng áp lực lên quai hàm, gây đau cơ hàm và đau đầu thường xuyên.
3. Mất răng số 7 hàm dưới nên điều trị như thế nào?
Khi bị mất răng số 7 hàm dưới, việc phục hình giúp duy trì khả năng nhai, đảm bảo thẩm mỹ là rất cần thiết. Có nhiều phương pháp phục hình răng số 7, dưới đây là một vài hình thức phổ biến.
3.1. Hàm giả tháo lắp
Phương pháp này thường áp dụng cho người cao tuổi hoặc mất nhiều răng. Hàm giả giống với hàm răng thật và có thể tháo lắp dễ dàng. Đây là cách trồng răng với chi phí tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nhiều hạn chế không thể bỏ qua, bao gồm:
-
Độ bền kém và tuổi thọ thấp, thường chỉ dưới 3 năm.
-
Khả năng nhai và ăn uống giảm do hàm giả dễ bị lệch.
-
Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương răng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nướu.
Với những hạn chế của phương pháp đó nên ngày nay ít người lựa chọn răng giả tháo lắp khi mất răng.
3.2. Cầu răng sứ
Dùng cầu nối gồm 3 thân răng sứ, trong đó, thân răng ở giữa thay thế cho răng số 7 mất, 2 răng bên hỗ trợ cho trụ cầu. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất trong mọi trường hợp. Có một số hạn chế của phương pháp cầu răng sứ, bao gồm:
-
Trong một số trường hợp, răng số 8 chưa mọc sẽ làm cho quá trình tạo cầu nối trở nên khó khăn vì không có răng kế cận để làm cầu nối.
-
Răng số 6 và răng số 7 cùng đảm nhận vai trò chính trong nhai và nghiền thức ăn. Khi sử dụng phương pháp cầu răng sứ để phục hình răng số 7 sẽ phải mài bớt răng số 6. Điều này có thể làm suy giảm chức năng của răng số 6
3.3. Cấy ghép Implant
Để khắc phục vấn đề mất răng số 7 hàm dưới hiệu quả nhất, Quý khách nên lựa chọn biện pháp trồng răng Implant. Phương pháp này không chỉ giải quyết tất cả nhược điểm của cầu răng số 7 mà còn mang lại nhiều ưu điểm cho Quý khách.
Cấy ghép Implant sử dụng trụ làm từ titan có độ cứng cao, cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân của răng số 7 đã mất. Mão răng bằng sứ được sử dụng để bảo vệ và thay thế cho chiếc răng thật. Điều này giúp đảm bảo độ chắc khỏe và thẩm mỹ của răng mới.
Ưu điểm khi cấy ghép Implant để phục hình răng số 7 bao gồm:
- Tính tương thích sinh học cao: Trụ cấy từ titan tương thích tốt với cơ thể, đảm bảo độ an toàn và bền bỉ.
- Giảm tiêu xương: Implant thay thế chân răng mất, tạo sự kích thích cho xương răng phát triển, ngăn chặn phân hủy và giảm mật độ xương.
- Phòng ngừa xâm lấn răng kế cận: Quy trình cấy Implant chỉ thực hiện tại vị trí mất răng, không ảnh hưởng đến răng lân cận.
- Khôi phục khả năng chịu lực: Răng Implant có khả năng chịu lực cao, gần như tương đương với răng tự nhiên.
- Tuổi thọ dài: Implant có thể tồn tại lâu dài với cấu trúc chân răng chất lượng cao.
- Làm sạch dễ dàng và đơn giản: Vì giống với răng tự nhiên, răng Implant được làm sạch một cách dễ dàng.
4. Cấy ghép Implant cần lưu ý những điều gì?
Với phương pháp cấy ghép Implant, Quý khách cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình làm và sau khi hoàn thiện.
- Để ngăn ngừa các vấn đề như biến chứng tiêu xương hàm và các vấn đề răng miệng khác, quá trình cấy ghép Implant nên được thực hiện ngay sau khi nhổ răng.
- Quý khách đang mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, thì cần điều trị triệt để trước khi bắt đầu cấy ghép Implant.
- Quý khách cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý mãn tính để đảm bảo an toàn trong suốt thời gian cấy Implant.
- Trong trường hợp mất răng số 7 hàm dưới dẫn đến tiêu xương ổ răng, bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương trước.
- Quý khách nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn. Điều này bao gồm việc đánh giá tay nghề của bác sĩ, thiết bị hiện đại và vật liệu chính hãng.
- Quý khách cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo các hướng dẫn của bác sĩ về quá trình điều trị trước, trong và sau phẫu thuật cấy ghép Implant.
Mất răng số 7 hàm dưới trong thời gian dài có thể làm răng số 6 bị xô lệch và dễ gãy rụng hơn. Răng ở phía đối diện với răng số 7 hàm dưới bị mất sự nâng đỡ nên dễ bị tụt nướu làm sai lệch khớp cắn. Nếu Quý khách đang bị mất răng hàm số 7, hãy liên hệ với nha khoa Trần Gia Smile ngay để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp nhất.