SÂU RĂNG – CĂN BỆNH PHỔ BIẾN Ở MỌI LỨA TUỔI

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một đứa trẻ bị sâu răng vì ăn kẹo quá nhiều, một thanh niên chăm sóc răng không tốt bị sâu răng và cũng có thể là một cụ già sâu răng do răng đã “lão hoá”. Bất kì một độ tuổi nào đều có thể trở thành “nạn nhân” của căn bệnh sâu răng nếu bạn không biết cách bảo vệ chính hàm răng của mình.

SÂU RĂNG LÀ GÌ?

Sâu răng là gì
Sâu răng là gì

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp vào răng,tấn công cấu trúc răng, gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Các vi khuẩn từ mảng bám tích tụ trên răng hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Bệnh sâu răng là một căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến, phát triển một cách thầm lặng rồi lan rộng ra nhanh chóng. Ở những giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, mọi người vì thế mà khó phát hiện ra mình đang bị sâu răng. Lâu dần nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây ra các bệnh lý về răng khác như viêm nướu, viêm chân răng,.. thậm chí có thể gãy răng thì lúc này buộc phải nhổ bỏ chiếc răng đấy.

NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG

VI KHUẨN

Vi khuẩn luôn hiện diện trong miệng bạn. Sự kết hợp của vi khuẩn, mảnh thức ăn và nước bọt tạo thành các mảng bám. Mảng bám là một màng dính bao phủ răng do ăn nhiều đường và tinh bột.. Khi đường và tinh bột không được làm sạch khỏi răng, vi khuẩn nhanh chóng bắt đầu ăn chúng và hình thành mảng bám. Vôi răng làm cho mảng bám khó để loại bỏ hơn và tạo ra một lá chắn cho vi khuẩn tích tụ lâu trên răng bạn. Các axit trong mảng bám gây ra các lỗ nhỏ hoặc lỗ trên men răng. Lúc này tình trạng sâu răng bắt đầu hình thành tuy nhiên rất khó để nhìn bằng mắt thường vì răng sâu thường là các răng bên trong.

ĐƯỜNG TRONG THỨC ĂN

Không thể phủ nhận chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng răng của bạn. Bạn có thể thấy một đứa trẻ chỉ độ 6-7 tuổi đã bắt đầu sâu răng. Những thực phẩm có chứa (đường và tinh bột) chẳng hạn như kẹo, kem, sữa, bánh hay thậm chí một số loại trái cây, nước ép, nước ngọt có gas có khả năng gây ra sâu răng rất lớn nếu sử dụng quá nhiều. Lượng đường quá nhiều trong thức ăn sẽ khiến bệnh sâu răng có nguy cơ “bùng nổ” và răng bị phá hủy nhanh hơn.

KHÔ MIỆNG

Khô miệng là do thiếu nước bọt. Nước bọt giúp làm trôi các mảng bám trên răng. Nếu bạn bị khô miệng thức ăn sẽ bám chặt vào răng thúc đẩy quá trình sâu răng

TUỔI TÁC

Sâu răng xuất hiện nhiều nhất ở người già do răng lúc này đã “lão hoá” ít nhiều. Dù không ăn đồ ngọt nhiều răng đã trải qua thời gian dài nên thường gặp các bệnh lý về răng. Hơn nữa việc vệ sinh răng miệng kém sau khi ăn sẽ là “cơ hội” để hình thành mảng bám nguyên nhân có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng cao hơn.

CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Sâu răng là gì
Chế độ chăm sóc răng miệng

Tất cả những thức ăn đưa vào miệng sẽ không hình thành các mảng bám nếu như chúng ta biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây là yếu tố quan trọng để bảo vệ răng trước nguy cơ sâu răng. Việc đánh răng hàng ngày chỉ giúp loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng nên cần kết hợp với chỉ tơ nha khoa để làm sạch hoàn toàn mảng bám trên các kẽ răng

AI CÓ THỂ MẮC BỆNH SÂU RĂNG

Có đến 90% tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già đều có nguy cơ gặp phải. Bởi vì răng miệng của ai cũng đều sẽ tồn tại ít nhiều vi khuẩn nên việc sâu răng có thể xảy ra ở bất kì ai. Vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng là việc làm cần thiết để hạn chế tối đa nhất việc vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào răng và cũng làm quá trình sâu răng diễn ra chậm hơn.

CÁCH NHẬN BIẾT SÂU RĂNG

HƠI THỞ CÓ MÙI HÔI

Sâu răng là gì
Hơi thở có mùi hôi

Hơi thở có mùi là dấu hiện dễ nhận biết nhất của sâu răng. Sau khi ăn uốnh bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên vi khuân tích tụ trong răng gây nên mảng bám nên hơi thở sẽ có mùi hôi và vị lạ. Nếu không khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng cũng như ấn tượng không tốt khi tiếp xúc với người khác.

ĐỘ NHẠY CẢM CỦA RĂNG

Khi bạn đã bị sâu răng, răng sẽ trở nên rất nhạy cảm. Dây thần kinh bên trong răng cũng từ đó mà  sẽ hoạt động mạnh hơn nên bạn sẽ cảm nhận rõ sự ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

XUẤT HIỆN ĐỐM TRẮNG HOẶC ĐEN TRÊN RĂNG

Trên những chiếc răng khoẻ mạnh, bình thường nếu bị sâu răng sẽ lập tức xuất hiện những đốm đen hoặc đốm trắng đục trên men răng. Tuy nhiên thường nhiều người sẽ bỏ qua và không để ý đến dấu hiệu này. Hơn nữa những răng bị sâu thường là những răng hàm nhai bên trong nên để phát hiện cũng rất khó.

XUẤT HIỆN NHỮNG LỖ NHỎ TRÊN RĂNG

Lúc này quá trình hình thành sâu răng đang ngày một nhanh hơn. Kể từ lúc sâu răng, vi khuẩn tạo ra các lỗ trên bề mặt răng hoặc hai bên răng thì khoảng cách giữa hai chiếc răng được nới rộng ra nên trong quá trình ăn nhai thức ăn sẽ liên tục bị dắt vào những lỗ nhỏ đấy. Về lâu dài nếu không được chữa trị răng sẽ tạo thành lỗ to hơn và khoét sâu vào tuỷ răng có thể mất răng

RĂNG BỊ SẪM MÀU

Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Khi răng không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì tuỷ sẽ đổi màu. Tuy nhiên tình trạng này cũng khó để suy đoán đc vì sẫm màu cũng có thể do cách ăn uống và vê sinh răng miệng gây nên

CHẢY MÁU KHI ĐÁNH RĂNG

Răng khi bị sâu dù có tác động nhỏ nào cũng sẽ khiến răng bị ảnh hưởng. Hơn nữa lúc này nướu cũng không được chắc khoẻ nên cũng dễ bị tổn thương và gây chảy máu

CẢM GIÁC Ê BUỐT RĂNG

Biểu hiện rõ nhất của tình trạng sâu răng là cảm giác đau, ê buốt răng. Nhưng lúc này sâu răng đã gặp phải tình trạng nghiêm trọng. Nếu nhẹ bạn sẽ ê buốt và khó nhai khi ăn uống. Nếu nặng hơn bạn thậm chí không thể ăn uống được gì, sưng má sẽ liên tục kéo đến khiến bạn khổ sở, khó chịu. Những cơn đau kéo dài khiến bạn khó khăn trong việc nói chuyện cũng như ăn uống. Cơn đau sẽ lan ra cả hàm răng, theo dây thần kinh lên hốc mắt và não bộ. Bạn không chỉ cảm thấy răng rất đau mà cả bên phần mặt có răng sâu cũng khá đau đớn. Nếu thấy xuất hiện những cảm giác đó thì bạn nên kiểm tra răng miệng mình ngay lập tức để được bác sĩ điều trị.

LỜI KẾT

Nếu không muốn mất thời gian chữa trị cách tốt nhất bạn nên chăm sóc và có chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn nguy cơ sâu răng. Những dấu hiệu của bệnh sâu răng chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn phát hiện được tình trạng bệnh sớm và có cách xử lý để lấy lại được hàm răng đẹp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *